Tìm hiểu quy trình sơn tĩnh điện nhôm hiện nay

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm có quá khó hiểu như mọi người vẫn đặt ra câu hỏi. Thực sự thì đây là vấn đề chuyên môn nên chắc chắn nhiều người chưa hiểu rõ sẽ rất khó để có thể hiểu được. Hiểu được tâm lý khách hàng ghevanphong.org đã tổng hợp thông tin và đúc kết ra bài viết này, mời các bạn theo dõi và tham khảo.

>>> Tham khảo những mẫu bàn làm việc đẹp tại: Bàn The One

Sơn tĩnh điện nhôm là như thế nào?

Kim loại là vật liệu dễ bị oxy hóa ngoài môi trường nên các giải pháp bảo vệ bề mặt được xem là giải pháp hàng đầu, nó giúp tăng tuổi thọ cho sản phẩm, ngoài ra hoàn thiện và tăng tính thẩm mỹ hiệu quả.

Sơn tĩnh điện cũng là một trong những cách làm đầy khoa học, công nghệ sơn phổ biến hiện nay để có thể tạo màu cho các thanh nhôm bằng hạt bột khô, bám dính lên bề mặt thanh nhôm và được tác động chính bằng lực tĩnh điện. Hiện nay, đây đang được xem là phương pháp mà nhiều nhà máy sử dụng bởi tính kinh tế, chất lượng, rất phù hợp thị hiếu ở nhiều công trình xây dựng.

Sơn tĩnh được được sử dụng thưởng có 2 loại chính:

  • Công nghệ sơn tĩnh điện khô (hay còn gọi là sơn bột): Ứng dụng để có thể sơn những sản phẩm bằng kim loại dạng: sắt thép, nhôm, inox…
  • Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (hay sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm từ nhựa gỗ nội thất,…

Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ được thực hiện bằng hệ thống phun bột có trong buồng phun, với hiệu suất cao hơn so với phun sơn dung môi hay sơn nước đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Sau quá trình phun, lượng bột không bám vào các chi tiết sản phẩm có thể thu hồi, tái sử dụng hiệu quả đến trên 90%. So với những kỹ thuật phun sơn ướt, việc phun bột tĩnh điện có thể đạt được độ bao phủ lớn hơn, bởi vì bột sẽ được phủ lên tất cả các góc cạnh và trên bề mặt của chi tiết không phải trực diện với súng phun.

Trong quá trình sơn, phần bột sơn tĩnh điện sẽ được tích điện dương, còn bề mặt kim loại được tích điện âm. Chính vì vậy, lớp sơn mang lại chất lượng luôn đồng đều hơn và gắn chặt tuyệt đối với bề mặt nếu xử lý tốt.

Tại sao nên sử dụng quy trình sơn tĩnh điện nhôm

Khi bạn sử dụng sơn tĩnh điện cho nhôm thì có thể giúp tiết kiệm được chi phí, do phần bột sơn có thể tái sử dụng trong nhiều lần mà không lo về chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cực cao. Tuổi thọ sản phẩm và độ bóng, bền tương tự giống như sơn dầu, kể cả sơn epoxy công nghiệp. Không bị ăn mòn bởi những hóa chất oxi hóa. Bảo vệ bề mặt kim loại một cách an toàn trong một thời gian dài. Màu sắc đa dạng, có thể phù hợp cho nhiều công trình hiện đại, hoặc sản phẩm nội thất. Sơn tĩnh điện không chứa nhiều chất gây ung thư có hại, không giống như nhiều phương pháp sơn phun chất lỏng dạng truyền thống lạc hậu khác.

Công nghệ sơn tĩnh điện nhôm mang lại nhiều màu sắc đẹp cho sản phẩm

Công nghệ sơn tĩnh điện nhôm mang lại nhiều màu sắc đẹp cho sản phẩm

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm khá phức tạp và yêu cầu cần phải đáp ứng được nhiều kỹ thuật, cũng như điều kiện sản xuất. Bạn có thể tham khảo các bước sau đây để hiểu rõ hơn:

Xử lý bề mặt

Bước đầu tiên ở trong quy trình sơn tĩnh điện đó chính là xử lý bề mặt. Đây là một bước cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và chất lượng lớp sơn. Khi bạn xử lý bề mặt tốt và sạch sẽ thì lớp sơn sẽ bám tốt hơn, đẹp hơn và tuổi thọ cao hơn. Quá trình này được thực hiện qua bể nước, hoá chất để có thể tẩy rửa dầu, đánh sạch rỉ phía trên bề mặt để vệ sinh sản phẩm.

Nhúng Crom

Tiếp theo là chúng ta nhúng thanh nhôm vào trong bể hoá chất Crom, nhằm mục đích tạo lớp bao phủ tốt dành cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và bề mặt kim loại. Các bể này thì có thể được xây bằng các chất liệu: bê tông, thép, inox và sẽ được phủ nhựa Composite.

Làm khô

Bề mặt sản phẩm sau khi đã được xử lý bề mặt cần phải được làm khô trước khi thực hiện sơn, sử dụng phương pháp làm khô hiệu quả bằng hơi nước để có thể rút ngắn thời gian, đảm bảo được độ bám dính của bột sơn và bề mặt nhôm.

Phun sơn

Kế tiếp là bước quan trọng trong quy trình sơn tĩnh điện. Do đặc tính của lớp sơn tĩnh điện là dạng sơn bột nên có độ bám dính của sơn lên bề mặt kim loại chính là nhờ lực tĩnh điện. Lượng bột sơn dư các bạn có thể tái sử dụng cho những lần sơn sau. Khi sử dụng súng phun, phần bột sơn sẽ được trải đều lên trên bề mặt sản phẩm. Quy trình phun sơn tĩnh điện này sẽ được thực hiện ở trong buồng phun sơn và được điều khiển tự động bằng máy tính.

Sấy

Đây chính là công đoạn cuối cùng dành cho quy trình sơn tĩnh điện, thanh nhôm ngay sau khi phun sơn thì sẽ được đưa vào buồng sấy với nhiệt độ ở trong khoảng 85°C đến 200°C.

Những nội dung về quy trình sơn tĩnh điện nhôm được chúng tôi tổng hợp, hy vọng sẽ giúp các bạn bổ sung thêm phần kiến thức mà các bạn đang thiếu. Qua đấy cũng cho thấy chất lượng các lớp sơn đồ nội thất gỗ luôn đảm bảo dành cho các bạn.

>>> Tham khảo thêm: Bộ sưu tập bàn chân sắt THE ONE BRIGHT hiện đại, đẳng cấp

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *